(Từ ngày 29/11/2016)
Mặt hàngĐơn vịGiá
 SVR3Lđ/kg 41.500
 SVR10đ/kg 39.300

 
- Giá có thể đã thay đổi.
- Để cập nhật giá mủ cao su, liên hệ:
   0938 248 248 - 0937 584 885

 

 
       Thị trường cao su
   Thứ 2, 12/1/2015, 22:26
   Cao su khóc ròng vì Trung Quốc khống chế đầu ra
Năm 2015 sẽ là năm tiếp tục khó khăn của ngành cao su khi lợi nhuận từ cây cao su sẽ không nhiều, thậm chí là không có.

Đó là dự báo khá bi quan của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). Theo đó, giá cao su trên thị trường sẽ ở mức 31.000 đồng/kg, trong khi giá sản xuất là 30.000 đồng/kg.

Năm 2014 là một trong những năm khó khăn nhất của ngành cao su trong nước và là một năm chứng kiến giá cao su thấp nhất trong 5 năm qua khi chạm đáy với giá 1.500 đô la Mỹ/tấn.

Nguyên nhân được VRG chỉ ra là Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất với 60% lượng cao su Việt Nam trong nhiều năm qua “ngưng mua” vào. Kết quả, doanh nghiệp trong nước có muốn bán cũng không bán được.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn còn dẫn thông tin từ một số doanh nghiệp cho biết, trong năm 2015, tình hình sẽ có khăn hơn cho việc xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc vì những căng thẳng trên Biển Đông đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại.

Theo Bộ NN &PTNT, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 1,07 triệu tấn cao su, giá trị thu về là 1,8 tỉ USD Mỹ, mức xuất khẩu này tương đương năm 2013 song giá trị thu về giảm gần 28%.

Giá trị xuất khẩu giảm phần nhiều do giá bán giảm. Cụ thể, giá xuất khẩu trung bình trong 11 tháng của năm 2014 là 1.695 USD/tấn, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cao su Việt Nam khi chiếm gần 43% tổng lượng cao su xuất khẩu.

Nghịch lý

Trong khi xuất khẩu cao su chững lại thì khối lượng cao su nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2014 tăng 4,9% với 328 nghìn tấn, đạt 658 triệu USD.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, sau các thị trường lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia… So với cùng kỳ năm 2013, tổng khối lượng nhập khẩu cao su từ thị trường Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2014 đã tăng 10,8% và giá trị tăng 4%.

Nghịch lý xuất cao su rồi lại nhập cao su về, phụ thuộc vào một thị trường ở cả đầu vào lẫn đầu ra diễn ra trong bối cảnh thời gian qua người dân nhiều tỉnh, thành ở Tây Nguyên, Nam Bộ phải chặt bỏ cao su vì ế ẩm, chuyển sang cây trồng khác cho thu nhập cao hơn.

Dù là “người khổng lồ” về xuất khẩu cao su nhưng vấn đề đặt ra lâu nay đối với  ngành này là hầu hết cao su Việt Nam đều xuất khẩu dạng nguyên liệu thô. Sản phẩm chế biến và tinh chế cao su chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, trong khi phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm cao su mới tạo ra giá trị gia tăng rất lớn.

Trao đổi trên báo Tin tức, ông Trần Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc VRG thừa nhận, hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, chủ yếu là cao su thiên nhiên đã qua sơ chế và nhựa cao su Latex (chưa qua sơ chế).

Với cách làm này, giá trị gia tăng của ngành cao su không cao và không ổn định. Trong khi đó, theo tính toán, giá trị của cao su sẽ tăng đến 20 lần nếu sản phẩm thô được đưa vào chế biến sâu.

Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành, nếu bán cao su thô được 1, nhưng chuyển sang chế biến thành các sản phẩm cao su thông thường (như săm lốp), giá trị sẽ tăng gấp 8-10 lần; còn nếu chế tạo thành các sản phẩm cao su kỹ thuật, giá trị có thể tăng 18-20 lần. Ngoài ra, việc tập trung chế biến cao su cũng sẽ giúp nền kinh tế giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu linh kiện cho các ngành công nghiệp khác, trị giá hàng chục triệu đến hàng trăm triệu USD…

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cũng đánh giá:

“Mủ cao su của Việt Nam chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Mới chỉ có 18% lượng mủ cao su được đưa vào chế biến ở trong nước. Nếu chúng ta chế biến được 25% lượng mủ cao su sản xuất ra thì sẽ bớt phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cao su trong nước cần phải đầu tư mạnh hơn nữa, để tăng sản lượng chế biến mủ cao su”.


An Nhiên (Tổng hợp) - Theo Báo Đất Việt



Trở lại trang trước

Thị trường cao su - CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG:

   Cao su Việt Nam cố gắng “thoát Trung”  (06/8/2015)

   Giá cao su giảm: kẻ khóc, người cười  (31/7/2015)

   Xuất khẩu cà phê, cao su, gạo đều giảm mạnh  (29/7/2015)

   Giữa đêm hàng trăm người vào rừng tìm nấm mối  (24/7/2015)

   Bình Phước chặt bỏ trên 700ha cao su  (24/7/2015)

   Tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu mủ cao su...  (29/6/2015)

   Tiền thuê đất liên tục tăng cao  (29/6/2015)

   Bình Phước: Giá xuống thấp, hàng ngàn ha cao su bị chặt bỏ  (23/5/2015)

   Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia hợp tác nâng giá cao su  (14/5/2015)

   Nông dân đang ồ ạt chặt bỏ cây cao su  (16/4/2015)

   IPO Cao su Bình Dương thu về 31,6 tỷ đồng  (10/4/2015)

   Báo điện tử Chính phủ: Hợp tác phát triển thị trường cao su tại Đông Nam Á  (13/3/2015)

   Cao su rớt giá, người dân và doanh nghiệp ở Gia Lai vẫn bám trụ  (09/3/2015)

   Cao su Thống Nhất và Cao su Hòa Bình không hoàn thành kế hoạch năm 2014  (27/1/2015)

   Từ chuyện ngành cao su  (16/1/2015)

   Nhu cầu cao su toàn cầu năm 2015 dự báo tăng 1,8%  (12/1/2015)

   Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý 8.366 tỷ đồng sai phạm ở TCT công nghiệp Cao su Việt Nam  (12/1/2015)

   Ngành cao su năm 2015 dự báo hồi phục nhờ nhu cầu tăng  (27/12/2014)

   2014 - Một năm buồn của ngành cao su  (27/12/2014)

   Ba nước sản xuất chủ chốt tăng cường hợp tác ngăn cao su trượt giá  (19/12/2014)

   Cao su Việt thua thiệt lớn do giá rớt thảm  (19/12/2014)

   Các nước sản xuất cao su có thể cùng hạn chế xuất khẩu để tăng giá  (15/11/2014)

   Tập đoàn Cao su Việt Nam sai phạm hơn 8.366 tỷ đồng  (06/11/2014)

   Sau gần 100 năm, lối tổ chức sản xuất ngành cao su vẫn như cũ  (04/11/2014)

   Indonesia hoãn giao hàng cao su do nông dân ngừng khai thác  (03/11/2014)

Trang: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7]

 
Thư mời dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020
 
 
Kết quả bóng đá
Kết quả xổ số
 Giá Ngoại tệ
Giá vàng
Dự báo thời tiết
Thông tin chứng khoán

 
 .
 
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Đường ĐT 750 - Xã Cây Trường - Huyện Bàu Bàng - Tỉnh Bình Dương
Website: http://www.caosubinhduong.com.vn
Email: caosubinhduong@gmail.com - ketoancaosu@gmail.com (P.Kế toán) - pkh.caosubinhduong@gmail.com (P.Kế hoạch)
Điện thoại: (0274)3586338, 3586038 (KT) - Fax: (0274)3586082
Lượt khách truy cập:
Khách đang truy cập: