Sở dĩ có điều này là do sự dư thừa cao su toàn cầu, hàng loạt các thị trường lớn như Trung Quốc, Malaysia đều có giá trị tiêu thụ giảm từ 30% - 40%.
Đứng trước khó khăn này, hàng loạt các doanh nghiệp cao su niêm yết trên Sở giao dịch đã phải giảm chỉ tiêu lợi nhuận năm hoặc bán sản phẩm dưới giá thành.
Cụ thể, Công ty CP Cao su Phước Hòa (PHR), Cao su Thống nhất (TNC) lần lượt điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm từ 10% đến 40%.
Về tình hình doanh thu, Công ty CP Cao su Hòa Bình (HRC), Công ty CP Cao su Tây Ninh (TRC) cũng đã giảm 40 - 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn Công ty CP Cao su Đồng Phú (DPR), giá bán đang ở mức dưới giá thành (khoảng 31 triệu đồng/tấn) so với giá bình quân là 38 triệu đồng/tấn.
Việt Nam là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu cao su nhưng chủ yếu là cao su thiên nhiên dưới dạng thô như SVR 3L trong khi các doanh nghiệp trong nước vẫn phải nhập khẩu khối lượng lớn cao su tổng hợp để sản xuất. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc cả về đầu ra và đầu vào của các doanh nghiệp cao su Việt Nam.
Theo Huy Hoàng (VTV)