(Từ ngày 29/11/2016)
Mặt hàngĐơn vịGiá
 SVR3Lđ/kg 41.500
 SVR10đ/kg 39.300

 
- Giá có thể đã thay đổi.
- Để cập nhật giá mủ cao su, liên hệ:
   0938 248 248 - 0937 584 885

 

 
       Kỹ thuật trồng & chăm sóc cao su
   Thứ 7, 10/8/2013, 16:42
   Bệnh nấm hồng hại cao su
Nấm hồng thường gây bệnh phổ biến trên các vườn cây cao su trong mùa mưa, nhất là trên các vườn cây từ 4- 8 tuổi. Bệnh gây chết cành, hoặc làm cụt ngọn cao su, làm ảnh hưởng tới sự đồng đều và sản lượng chung của cả vườn.

Triệu chứng:


Ban đầu sợi nấm có dạng như tơ, màu trắng phủ trên bề mặt của vỏ cây. Khi bệnh nặng, nấm chuyển sang màu hồng. Bệnh làm hư vỏ cây, nên làm cho phần cành phía trên vết bệnh bị chết, lá khô nhưng không rụng, dưới vết bệnh mọc ra các chồi. Phần vỏ nơi bị bệnh thường bị nứt và chảy nhựa. Bệnh thường xuất hiện ở phần thân nơi phân cành.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh:

Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều. Trong điều kiện nóng ẩm, tơ nấm bệnh phát triển rất mạnh. Bệnh thích hợp trong điều kiện các vườn cao su bón thừa phân đạm, rậm rạp, cỏ dại nhiều và ẩm độ cao. Bệnh gây hại nặng ở vùng Đông Nam bộ.

Một số biện pháp phòng trị:

- Trồng ở mật độ thích hợp, và không tạo tán cây cao su quá thấp. Hạn chế trồng một số giống nhiễm bệnh như: RRIM 600, LH82/156, PB 255...

- Trong mùa mưa, thường xuyên vệ sinh vườn cây, trừ cỏ dại và cắt tỉa cành chết, cành vô hiệu để tạo sự thông thoáng trong vườn. Cần có hệ thống tiêu nước để thoát nước thật tốt sau khi mưa.

- Bón phân tránh dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh. Nên sử dụng thêm các loại phân bón lá như MULTI-K, hoặc phân vi lượng POLY FEED 15-15-30, rải phân CALCIUM NITRATE để cải tạo đất. Các phân này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng bệnh cho cây, vừa làm tăng năng suất và chất lượng mủ.

- Trong mùa mưa, cần phun phòng bằng các thuốc như SAIZOLE 5SC, liều lượng 2 lít/ha (pha 50ml/bình 16lit), hoặc VANICIDE 5SL, liều lượng 2,5 lit/ha (pha 60ml/bình 16 lít). Lượng nước phun 600 lít/ha. Chú ý phun vào những vị trí phân cành của thân cây (chỗ dễ đọng nước) để phòng bệnh.

- Thường xuyên kiểm tra vườn trong mùa mưa, để phát hiện cây bệnh và xử lý kịp thời, nhằm làm giảm thiệt hại, giảm chi phí phòng trừ. Đặc biệt cần chú ý ở những vườn cây có lịch sử nhiễm bệnh.

- Khi cây chớm bị bệnh, cần cạo bỏ phần vỏ bị hại và quét thuốc vào. Khi cây bị bệnh nặng, cần cắt cành bị chết và gọt bỏ hết phần bệnh đem đi tiêu hủy, quét thuốc vào vết thương (sử dụng các thuốc SAIZOLE 5SC, hoặc VANICIDE 5SL).

- Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng thì hiệu quả mới cao. Vì vậy cần lưu ý phòng trừ những vườn cao su lân cận, kể cả phòng trừ nấm hồng cho các vườn cây ăn quả lâu năm. Vận động và giúp đỡ những vườn cao su lân cận cùng phòng trừ để hạn chế tích lũy nguồn bệnh, tránh lây lan lẫn nhau.

TS Nguyễn Minh Tuyên
(Báo NNVN)

Trở lại trang trước

Kỹ thuật trồng & chăm sóc cao su - CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG:

   Chế biến cao su: Nhiều giải pháp tiết kiệm điện   (20/2/2014)

   Bệnh phấn trắng trên cây cao su  (19/2/2014)

   Một số vấn đề cần lưu ý trong phòng trị bệnh phấn trắng   (02/10/2013)

   Bệnh rụng lá cao su  (30/8/2013)

   Bón phân cho cao su  (14/8/2013)

   Trồng và chăm sóc vườn cao su   (10/8/2013)

   Các loại giống cao su   (10/8/2013)

   Phân bón lá ˝bón˝ qua mặt cạo: Phản khoa học và xảo trá!  (10/8/2013)

   Tác dụng của phân kali đối với lúa - cao su  (10/8/2013)

 
Thư mời dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020
 
 
Kết quả bóng đá
Kết quả xổ số
 Giá Ngoại tệ
Giá vàng
Dự báo thời tiết
Thông tin chứng khoán

 
 .
 
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Đường ĐT 750 - Xã Cây Trường - Huyện Bàu Bàng - Tỉnh Bình Dương
Website: http://www.caosubinhduong.com.vn
Email: caosubinhduong@gmail.com - ketoancaosu@gmail.com (P.Kế toán) - pkh.caosubinhduong@gmail.com (P.Kế hoạch)
Điện thoại: (0274)3586338, 3586038 (KT) - Fax: (0274)3586082
Lượt khách truy cập:
Khách đang truy cập: