(Từ ngày 29/11/2016)
Mặt hàngĐơn vịGiá
 SVR3Lđ/kg 41.500
 SVR10đ/kg 39.300

 
- Giá có thể đã thay đổi.
- Để cập nhật giá mủ cao su, liên hệ:
   0938 248 248 - 0937 584 885

 

 
       Kỹ thuật trồng & chăm sóc cao su
   Thứ 7, 10/8/2013, 16:00
   Tác dụng của phân kali đối với lúa - cao su
Ở nước ta, bà con nông dân ở một số nơi vẫn chưa hiểu thấu đáo vai trò của việc bón phân kali đối với cây trồng nên việc bón phân có thể chưa hợp lý và hiệu quả chưa cao.
Đối với đất phèn: Đất phèn nói chung và đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng có kali (K) trao đổi thấp nhưng khả năng cố định K cao, bởi cấu trúc khoáng chủ yếu là khoáng illit và kaolinit. Điều đó có thể do sự phong hóa khoáng sét trong điều kiện pH thấp đã làm tăng cường sự phóng thích K và sau đó K bị rửa trôi. Theo Kyuma (1976), thì đất phèn (ĐBSCL) khoáng sét chủ yếu là kaolinit, có rất ít montmorilonit nên kali trong đất nghèo. Chính vì vậy cần thiết phải bón phân kali cho lúa trên đất phèn.

Đối với lúa vùng ĐBSCL, nơi đóng góp 50% sản lượng lúa cả nước và 80% gạo xuất khẩu, thì vai trò của kali không nhỏ bởi hiệu lực của kali đối với lúa khá cao (trung bình đạt 4,6 - 5,5 kg thóc/kg kali). Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một bộ phận nông dân vùng ĐBSCL chỉ bón phân N là chủ yếu. Việc cung cấp không đủ phân K sê làm năng suất thấp và làm giảm hiệu quả phân N.

Theo khuyến cáo của Cục Trống trọt: Vụ đông xuân công thức bón phân cho lúa trên đất phèn nặng dao động từ 70-80 kg N + 60-80 kg P2O5 + 30-50 kg K2O. vụ hè thu là 60-70 kg N + 70-90 kg P2O5 + 30-40 kg K2O. Trên đất phèn trung bình hay phèn nhẹ, vụ ĐX bón 80-90 kg N + 30-50 kg P2O5 + 30-40 kg K2O. vụ HT 60-70 kg N + 40-50 kg P2O5 + 30 40 kg K2O.

Đối Với vùng đất mặn: Nhiều nghiên cứu cho thấy bón kali làm tăng tính chống chịu mặn cho cây trồng, chẳng hạn như giống lúa chịu mặn đã làm giảm độc của ion Na+ bằng cách duy trì mức độ K+ trong thân ở nồng độ cao. Hơn nữa sự mất cân bằng của NA+/K+ sẽ ảnh hưởng bất lợi đến năng suất hạt. Tỉ lệ NA+/K+ trong thân của giống lúa chịu mặn nhỏ hơn giống nhiễm mặn trong điều kiện mặn. Vì vậy, để phát huy tiềm năng đất mặn ven biển cho sản xuất lúa, cần xem xét kali, và vai trò quan trọng của kali trong việc vừa làm giảm độ độc của Na+, Cl- trong môi trường đất mặn vừa cung cấp chất dinh dường quan trọng làm cây tăng quang hợp, cứng cây, chống đổ ngã mà nông dân thường ít quan tâm, đặc biệt là trên đất một vụ tôm một vụ lúa. Tuy nhiên lượng kali cần bón cho đất mặn cũng nên chỉ dao động trong khoảng 45-60kg K2O/ha.

Đối với đất xám (Acrisols): Thường có pH thấp (pH<5), chất hữu cơ trong đất từ thấp đến trung bình, lượng kali dự trữ trong đất thấp (8 - 12 mg/100g đất). Đất xám chủ yếu ở vùng miền Đông Nam bộ, nơi có diện tích cây cao su lớn nhất Việt Nam. Để đảm bảo năng suất và chất lượng cao su cần phải có biện pháp bón phân cân đối và hợp lý.

Ở giai đoạn cây từ 1 – 6 năm tuổi (thời kỳ KTCB) ở nhiều nước, để giảm lượng phân đạm bón cho cao su, người ta có tập quán trồng những cây họ đậu dưới tán cao su, với mục đích tận dụng khả năng tổng hợp đạm khí trời để cung cấp cho cây cao su. Nơi nào cây đậu phủ đất mọc tốt và được duy trì trong các năm thì phân N chỉ được bón trong vài năm đầu. Ở Ấn Độ, nơi nào có cây đậu phủ tốt, lượng bón tổng cộng 200 kg N + 200 kg P2O5 + 116 kg K2O + 21 kg MgO/ha trong 6 năm đầu; nơi nào không có cây đậu phủ thì bón 260 kg N + 220 kg P2O5 + l04kg K2O+21kg MgO/ha trong 6 năm đầu.

Thời kỳ khai thác mủ. Theo Chan et. al., 1972; Pushparajah et al., 1983, cao su chỉ cần bón một lượng đạm và lân hàng năm rất thấp so với các cây trồng khác (chỉ 8 - 24 kg N và khoảng 20 kg P2O5), trong khi lượng kali cần bón cho cao su rất cao : Khoảng từ 60 - 180 kg, nhưng thường từ 60 - 100 kg K2O.

Bón phân cho cao su chủ yếu bằng cách rải trên mặt đất theo vùng tán lá, tốt nhất là bón phân lúc bắt đầu ra lá mới. Ở Việt Nam, Tập đoàn cao su VN hướng dẫn bón phân cho cao su tùy theo năm cạo:

* Với năm cạo từ 1-10, mật độ cây 450 bón: - 150-190 g N/cây (tương đương 147- 186 kg Urea/ha), - 120-152 g P2O5/cây (tương đương 180-228 kg Apatit/ha/năm). - 150-190 g K2O/cây (tương đương 112-143 kg KCl/ha/năm).

* Với năm cạo từ 11-20, mật độ 350 cây/ha bón: - 200 g N/cây (tương đương 152 kg Urea/ha). - 140 g P2O5 g/cây (tương đương 163 kg Apatit/ha/năm). - 120 g K2O/cây (tương đương 70 kg KCl/ha/năm).

Trường hợp dùng phân NPK bón cho cao su thời kỳ kinh doanh, nên chọn loại có tỷ lệ NPK 2:1:2 hay các loại phân có tỷ lệ kali cao hơn là được. Các loại phân có thể chọn là NPK ll-7-14; 20-7-25; l0-5-l0; 12-6-9; 14-7-14; 16-6-16; 16-8-16;17-l0-17; 20-10-15. Theo lượng bón tính toán của Tập đoàn cao su thì cao su Việt Nam đã được bón một lượng phân N hàng năm cao hơn rất nhiều trong khi lượng kali chỉ tương đương so với mức khuyến cáo ở các nước khác. Có lẽ cao su Việt Nam không được trồng cây họ đậu dưới tán nên phải bón nhiều đạm chăng?

Từ thực tế cho thấy phân bón kali rất cần thiết để tạo nên vụ mùa bội thu, với năng suất và chất lượng tốt cho bất kỳ loại cây nào, trên bất kỳ loại đất nào.

Theo TS.Trần Đức Toàn - Đặng Cương Lăng
(Báo NNVN)

Trở lại trang trước

Kỹ thuật trồng & chăm sóc cao su - CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG:

   Chế biến cao su: Nhiều giải pháp tiết kiệm điện   (20/2/2014)

   Bệnh phấn trắng trên cây cao su  (19/2/2014)

   Một số vấn đề cần lưu ý trong phòng trị bệnh phấn trắng   (02/10/2013)

   Bệnh rụng lá cao su  (30/8/2013)

   Bón phân cho cao su  (14/8/2013)

   Trồng và chăm sóc vườn cao su   (10/8/2013)

   Các loại giống cao su   (10/8/2013)

   Phân bón lá ˝bón˝ qua mặt cạo: Phản khoa học và xảo trá!  (10/8/2013)

   Bệnh nấm hồng hại cao su  (10/8/2013)

 
Thư mời dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020
 
 
Kết quả bóng đá
Kết quả xổ số
 Giá Ngoại tệ
Giá vàng
Dự báo thời tiết
Thông tin chứng khoán

 
 .
 
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Đường ĐT 750 - Xã Cây Trường - Huyện Bàu Bàng - Tỉnh Bình Dương
Website: http://www.caosubinhduong.com.vn
Email: caosubinhduong@gmail.com - ketoancaosu@gmail.com (P.Kế toán) - pkh.caosubinhduong@gmail.com (P.Kế hoạch)
Điện thoại: (0274)3586338, 3586038 (KT) - Fax: (0274)3586082
Lượt khách truy cập:
Khách đang truy cập: