Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu 49.959 tấn cao su trong tháng 9, trị giá 90,1 triệu USD, giảm 6% về lượng và giảm 4,6% về giá trị. Tính chung trong 9 tháng, cả nước chi 802,3 triệu USD để nhập khẩu 392.455 tấn cao su, tăng 29,7% về lượng và tăng 72,8% về giá trị.
Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu hơn 820 triệu USD cao su sang các nước.
Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm 2017, sản lượng cao su tăng 3,9%; chế biến, kinh doanh cao su đang phát triển tốt.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước tiếp tục tăng trong tháng 9/2017, từ 305 đồng/độ lên 325 đồng/độ. Trong khi đó, giá thu mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai giữ ở mức 12.500 đồng/kg sau khi giảm vào cuối tháng 7/2017.
Tính trong 9 tháng đầu năm, giá mủ cao su tăng khá. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su tăng 2.200 đồng/kg, từ 10.300 đ/kg lên 12.500 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá thu mua mủ cao su trong 3 tháng qua tăng 60 đồng/độ, từ 265 đồng/độ lên 325 đồng/độ.
Hồi giữa tháng 9, Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan cho biết Việt Nam sẽ tham gia Hội đồng Cao su quốc tế 3 bên (ITRC), đại diện cho các nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới nhằm đảm bảo ổn định giá cao su.
Các thành viên của ITRC bao gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã họp và nhất trí quết định này trong một cuộc họp tại Bangkok, Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Chatchai Sarikulya. Sản lượng cao su của 3 nước thành viên ban đầu chiếm gần 70% tổng sản lượng của toàn thế giới. Nếu cộng thêm Việt Nam, con số này được nâng lên gần 80%. Trong cuộc họp năm ngoái, IRTC đã đồng tình cắt giảm 615.000 tấn cao su nhằm ổn định giá. Giới chức dự đoán sản lượng cao su của Thái Lan và Malaysia sẽ giảm trong năm nay do giá cao su giảm và thời tiết xấu trong đó bao gồm mưa lớn và ngập lụt khu vực phía bắc Thái Lan.