(Từ ngày 29/11/2016)
Mặt hàngĐơn vịGiá
 SVR3Lđ/kg 41.500
 SVR10đ/kg 39.300

 
- Giá có thể đã thay đổi.
- Để cập nhật giá mủ cao su, liên hệ:
   0938 248 248 - 0937 584 885

 

 
       Thị trường cao su
   Thứ 2, 09/3/2015, 11:00
   Cao su rớt giá, người dân và doanh nghiệp ở Gia Lai vẫn bám trụ
Nhiều người trồng cao su ở Gia Lai đang duy trì việc chăm sóc vườn cây cao su, chờ giá mủ tăng trở lại.
 
Hiện nay, dù giá mủ cao su đã hạ từ hơn 100 triệu đồng xuống chỉ còn khoảng 30 triệu đồng/tấn và ở một số nơi, nhiều người còn hoang mang chặt bỏ cây cao su, nhưng nhiều hộ dân và doanh nghiệp ở tỉnh Gia Lai vẫn quyết tâm bám trụ, áp dụng nhiều biện pháp để phát triển loại cây này.

Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, từ lúc trồng tới khi thu hoạch mủ phải mất từ 6 - 7 năm, chi phí đầu tư hơn 100 triệu đồng/héc-ta. Vì vậy, nhiều người cho rằng, nếu trong thời điểm giá đi xuống này mà nôn nóng chặt bỏ cao su thì sẽ không có thời gian để bắt nhịp, khi giá mủ tăng trở lại.

Với diện tích 61,7héc-ta trong tổng số hơn 100 nghìn héc-ta cao su đang cho thu hoạch mủ, những năm qua, cây cao su đã góp phần cải thiện kinh tế cho người dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở Gia Lai. Nhận định được tính thực tế đó, các cấp uỷ, chính quyền và ngành chức năng ở Gia Lai đang nỗ lực giúp người trồng cao su giữ vững tâm lý, bước qua thời điểm khó khăn này.

Làng Plei Bông, xã A Yun, huyện Mang Yang (Gia Lai) có 185 hộ tham gia dự án trồng cây cao su tiểu điền của tỉnh Gia Lai. Trải qua 10 năm kiến thiết cơ bản, đến nay, 176ha cao su ở đây đang cho thu hoạch mủ. Nhưng với giá cả hiện đang ở mức 10.000 đồng/1 ký mủ khô thì cứ đầu tư 1 triệu đồng mua phân bón, người dân Plei Bông sẽ bị lỗ từ 100.000 – 200.000 đồng. Trước tình hình đó, Hội Nông dân xã Ayun đã phải đến từng nhà để giải thích, thuyết phục người dân tiếp tục chăm sóc và giữ cây cao su, chờ giá mủ tăng trở lại.

Còn ở xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ (Gia Lai), chính quyền xã đã cử cán bộ nông nghiệp phối hợp với các già làng, những người uy tín trong thôn, làng vận động người dân không chặt phá cao su. Đồng thời, hướng dẫn người nông dân tập trung chăm sóc cây công nghiệp khác như điều, cà phê để đảm bảo thu nhập; tăng cường thâm canh cây lúa đảm bảo an ninh lương thực, chờ mủ cao su lên giá.

Ông Trần Xuân Nghiên, Phó Chủ tịch xã Ia Đơk bày tỏ: "Về diện tích cao su hiện tại của bà con thì chuyển sang tập trung chăm sóc diện tích cây khác như điều, cà phê, trồng cây hoa màu, đảm bảo an ninh lương thực. Thực hiện phương trâm lấy ngắn nuôi dài, giữ nguyên diện tích cao su".

Trong khi đó, nhiều công ty cao su ở Gia Lai lại coi lúc giá mủ xuống thấp là thời cơ để tái canh diện tích cao su. Ông Lê Văn Thành, Chánh văn phòng Công ty một thành viên cao su Mang Yang cho biết, từ đầu năm tới nay, công ty đã chặt bỏ, trồng mới hơn 800ha cao su già cỗi, cho chất lượng mủ kém. Nhằm giảm chi phí sản xuất, công ty đã áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Thay vì trước kia 1 ngày cạo mủ 1 lần, nay 3 ngày mới cạo 1 lần; giảm 50% lượng phân bón, nhằm duy trì vườn cây; giảm lương nhân viên khối gián tiếp, tinh giản biên chế,...

Ông Lê Văn Lịnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai chia sẻ: “Tỉnh Gia Lai, cũng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có chủ trương, biện pháp tuyên truyền với nhân dân để làm sao giữ được diện tích cao su. Khuyến cáo người nông dân không nên bỏ hoang vườn cây, nên chăm sóc, đầu tư, quản lý vườn cây, khai thác hạn chế lại để duy trì vườn cây. Vì cây này là cây đa niên, chu kỳ từ kiến thiết cơ bản tới chu kỳ kinh doanh là chu kỳ dài khoảng 25 - 27 năm, nên sau này muốn khôi phục vườn cây rất khó. Sở khuyến cáo người nông dân làm sao giữ được cây cao su”.

CHÍ DŨNG (doisongphapluat.com)

Trở lại trang trước

Thị trường cao su - CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG:

   Cao su Việt Nam cố gắng “thoát Trung”  (06/8/2015)

   Giá cao su giảm: kẻ khóc, người cười  (31/7/2015)

   Xuất khẩu cà phê, cao su, gạo đều giảm mạnh  (29/7/2015)

   Giữa đêm hàng trăm người vào rừng tìm nấm mối  (24/7/2015)

   Bình Phước chặt bỏ trên 700ha cao su  (24/7/2015)

   Tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu mủ cao su...  (29/6/2015)

   Tiền thuê đất liên tục tăng cao  (29/6/2015)

   Bình Phước: Giá xuống thấp, hàng ngàn ha cao su bị chặt bỏ  (23/5/2015)

   Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia hợp tác nâng giá cao su  (14/5/2015)

   Nông dân đang ồ ạt chặt bỏ cây cao su  (16/4/2015)

   IPO Cao su Bình Dương thu về 31,6 tỷ đồng  (10/4/2015)

   Báo điện tử Chính phủ: Hợp tác phát triển thị trường cao su tại Đông Nam Á  (13/3/2015)

   Cao su Thống Nhất và Cao su Hòa Bình không hoàn thành kế hoạch năm 2014  (27/1/2015)

   Từ chuyện ngành cao su  (16/1/2015)

   Nhu cầu cao su toàn cầu năm 2015 dự báo tăng 1,8%  (12/1/2015)

   Cao su khóc ròng vì Trung Quốc khống chế đầu ra  (12/1/2015)

   Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý 8.366 tỷ đồng sai phạm ở TCT công nghiệp Cao su Việt Nam  (12/1/2015)

   Ngành cao su năm 2015 dự báo hồi phục nhờ nhu cầu tăng  (27/12/2014)

   2014 - Một năm buồn của ngành cao su  (27/12/2014)

   Ba nước sản xuất chủ chốt tăng cường hợp tác ngăn cao su trượt giá  (19/12/2014)

   Cao su Việt thua thiệt lớn do giá rớt thảm  (19/12/2014)

   Các nước sản xuất cao su có thể cùng hạn chế xuất khẩu để tăng giá  (15/11/2014)

   Tập đoàn Cao su Việt Nam sai phạm hơn 8.366 tỷ đồng  (06/11/2014)

   Sau gần 100 năm, lối tổ chức sản xuất ngành cao su vẫn như cũ  (04/11/2014)

   Indonesia hoãn giao hàng cao su do nông dân ngừng khai thác  (03/11/2014)

Trang: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7]

 
Thư mời dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020
 
 
Kết quả bóng đá
Kết quả xổ số
 Giá Ngoại tệ
Giá vàng
Dự báo thời tiết
Thông tin chứng khoán

 
 .
 
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Đường ĐT 750 - Xã Cây Trường - Huyện Bàu Bàng - Tỉnh Bình Dương
Website: http://www.caosubinhduong.com.vn
Email: caosubinhduong@gmail.com - ketoancaosu@gmail.com (P.Kế toán) - pkh.caosubinhduong@gmail.com (P.Kế hoạch)
Điện thoại: (0274)3586338, 3586038 (KT) - Fax: (0274)3586082
Lượt khách truy cập:
Khách đang truy cập: